Trở về Đức Mathias_Rust

Chuyến trở về của Rust được giới truyền thông đồ sộ chú ý, nhưng ông giữ im lặng. Sau đó gia đình ông đã bán bản quyền độc quyền về câu chuyện cho tạp chí Stern ở Đức với giá 100.000 DM. Ông thông báo rằng ông đã được đối xử tốt trong nhà tù của Liên Xô. Các nhà báo thì mô tả ông là "tâm lý không ổn định và nguy cơ hành vi nguy hại" (psychologically unstable and unworldly in a dangerous manner) [14]. Rust bị tước giấy phép lái máy bay, và kiếm sống bằng nhiều nghề ở nhiều nước [17].

Năm 1989 trong khi làm dịch vụ cộng đồng bắt buộc (tiếng Đức: Zivildienst) tại một bệnh viện ở Tây Đức, Rust đã đánh một nữ đồng nghiệp gây thương tích nặng, người đã từ chối để ông ta ôm hôn [18][19]. Ông bị kết tội ngộ sát bất thành và kết án hai năm rưỡi tù giam, nhưng được thả sau 15 tháng [20]. Từ đó, ông đã sống một cuộc sống bị phân mảnh (fragmented life), mô tả mình là một "chút của một kẻ lập dị" [21].

Năm 1996 Rust chuyển sang Ấn Độ giáo, do cuốn hút bởi cô con gái của một thương gia chè Ấn Độ [22]. Năm 2001 ông bị kết tội ăn cắp một cái áo thun cashmere và buộc trả tiền phạt của 10.000 DM, sau đó được giảm đến 600 DM [14][20]. Rồi đến năm 2005 ông bị kết tội gian lận và đã phải trả 1.500 € cho hàng hóa bị đánh cắp [20].

Năm 2007, nhân 20 năm sau chuyến bay, Gabriele Denecke ở đài truyền hình ARD làm một phim tài liệu, còn Ed Stuhler cho ra một cuốn sách về hậu quả lịch sử của chuyến bay. Cả hai đã phỏng vấn Mathias Rust, sau đó là cựu Ngoại trưởng Eduard Shevardnadze, Hans-Dietrich Genscher, giám đốc Cơ quan tình báo Liên bang Đức (BND) Hans-Georg Wieck và một số quân nhân của Liên Xô cũ [23].

Năm 2009 Rust nói mình là một người chơi poker chuyên nghiệp. Năm 2012 Rust mô tả mình là một nhà phân tích của một ngân hàng đầu tư có trụ sở ở Zurich [21].

Cũng năm 2012 nhân kỷ niệm 25 năm chuyến bay Rust cho ra Hồi ký [24].

Hoạt động vì hòa bình

Tháng 10/2015 nhân kỷ niệm 25 năm tái thống nhất nước Đức tờ The Hindu công bố cuộc phỏng vấn Mathias Rust. Rust phỏng đoán rằng thể chế ở các nước phương Tây thất bại trong bảo vệ các tiêu chuẩn đạo đức và phát huy tính ưu việt của những lý tưởng dân chủ, đã tạo ra sự mất lòng tin giữa các dân tộc và các chính phủ. Chỉ vào căn nguyên của một cuộc Chiến tranh lạnh mới giữa Nga và các cường quốc phương Tây, Mathias Rust cho rằng Ấn Độ nên bước đi thận trọng và tránh sự rắc rối: "Ấn Độ sẽ phục vụ tốt hơn nếu theo đuổi chính sách trung lập trong khi tương tác với các nước thành viên EU cũng như cường quốc châu Âu hiện nay đang theo đuổi không điều kiện chính sách đối ngoại của Mỹ". Rust đã hướng sự chú ý đến "casus belli" nuôi dưỡng chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (Euroscepticism): "Chính phủ bị chi phối bởi các tổ chức doanh nghiệp và người dân đã không còn quan trọng trong chính sách công" [25][26].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mathias_Rust http://www.airspacemag.com/history-of-flight/rust.... http://www.airspacemag.com/history-of-flight/the-n... http://germancharts.com/showitem.asp?interpret=Mod... http://www.mobygames.com/game/scenery-disk-western... http://www.telepolis.com/cgi-bin/web/DISTRITODOCVI... http://www.thehindu.com/news/national/cold-war-is-... http://time.com/3889327/drones-mathias-rust-red-sq... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.dradio.de/dlf/sendungen/kalenderblatt/6... http://www.dradio.de/dlf/sendungen/kulturheute/130...